Ý nghĩa rùa đội bia đá hạc thờ đá

Chia sẻ

Ý nghĩa rùa đội bia đá hạc thờ đá

Ý nghĩa rùa đội bia đá hạc thờ đá
Ý nghĩa rùa đội bia đá hạc thờ đá

Ý nghĩa rùa đội bia đá hạc thờ đá thường có câu ca như sau:

Thương thay thân phân con rùa

Lên đình cõng hạc, xuống chùa đội bia

Câu ca này cho chúng ta thấy hình ảnh quen thuộc của con rùa trong đời sống  con người Việt Nam. Đi đâu chúng ta cũng thường bắt gặp hình ảnh quen thuộc đôi hạc thờ đá kiêu hãnh đứng trên lưng rùa.

Rùa là con vật linh thiêng tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Hình ảnh rùa đội bia đá đẹp, trên bia đá ghi lại sử sách của dân tộc Việt Nam chứng tỏ rùa là loài vật chuyển tải thông tin và văn hóa.  rùa được chạm thành tường bằng đá làm bệ đội bia. Dáng rùa đầu to, mập, vươn ra khỏi mai, mõm thuôn nhọn, mắt nhỏ, bốn chân khép sát vào thân mai.

Ở Việt Nam hạc là con vật của đạo giáo. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu…, hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm – dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.

Rùa đội hạc thờ đá
Rùa đội hạc thờ đá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *